Phản ứng Phong_trào_sinh_viên_Hoa_Hướng_Dương

Vào ngày 21 tháng 3, các hiệu trưởng từ 52 trường thành viên trong Hiệp hội Đại Học Quốc gia Đài Loan ban hành một tuyên bố chung kêu gọi Tổng thống Mã Anh Cửu để đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo sinh viên biểu tình, và kêu gọi Tổng thống tham gia vào các cuộc hội đàm càng sớm càng tốt để xoa dịu tình hình. 25 trong số 34 giáo sư tại khoa toán Đại học Quốc gia Đài Loan cũng đã ký một tuyên bố khác nói rằng họ ủng hộ các sinh viên đang biểu tình và nhân dân, nói rằng:

"Chúng tôi không chống lại việc ký kết hiệp định thương mại, vì chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, nhưng quá trình ký kết và xem xét phải được thực hiện minh bạch và đúng thủ tục. Đây là lý do tại sao chúng tôi ủng hộ các yêu cầu của sinh viên, đó là từ chối bất kỳ thỏa thuận ký kết ‘trong hộp đen’."

Tuyên bố cũng chỉ trích những nhận xét, được thực hiện trước đó bởi một nhân viên cấp cao Bộ Kinh tế, đã mô tả thỏa thuận là "mang lại lợi ích cho các sinh viên bởi vì sau khi thực hiện, họ có thể làm việc ở Trung Quốc và đạt được thu nhập 52.000 Đài tệ một tháng, chứ không phải là 22.000 Đài tệ [thu nhập tại Đài Loan]". Trong tuyên bố, các giáo sư cũng hỏi "Gửi giới trẻ [được giáo dục tại Đài Loan] đến Trung Quốc để làm việc là giải pháp duy nhất của chính phủ cho tiền lương thấp và vấn đề khoảng cách giàu nghèo của quốc gia. [20]

Liên minh Quốc gia của Hội Phụ huynh cũng đã ban hành một tuyên bố vào ngày 22, mà ủng hộ các sinh viên, kêu gọi đối thoại, và ca ngợi ý thức công dân của sinh viên.[20]

Tờ Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc chỉ trích các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo, và nghi vấn những hành động và động cơ của sinh viên.[21]

Ngày 19 tháng 3, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi sự kiềm chế phản ứng của cảnh sát.[22]
Ngày 30/3, khoảng 120.000 người Đài Loan đã tham gia cuộc biểu tình tại trung tâm Đài Bắc, để phản đối hiệp định thương mại mà chính phủ ký kết với Trung Quốc hồi tháng 7/2013 và hiện đang chờ Quốc hội thông qua, cũng như đòi tổng thống Mã Anh Cửu phải từ chức. Đoàn biểu tình cho rằng bản hiệp định này sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho quốc gia của họ, vì Trung Quốc sẽ dùng thương mại để lung lạc chính trường Đài Bắc[8].
Trước một phong trào biểu tình rầm rộ như vậy, tổng thống Mã Anh Cửu đã đồng ý với yêu cầu của các sinh viên là đưa ra một đạo luật để giám soát toàn bộ các hiệp định thương mại với Trung Quốc[23].
Sau ba tuần Quốc hội bị sinh viên Đài Loan chiếm giữ, ngày 06/04/2014, chủ tịch Quốc hội Vương Kim Bình cam kết sẽ không chủ trì các cuộc thảo luận mới nào ở Quốc hội cho đến khi nào đưa ra một đạo luật về việc giám sát các hiệp định thương mại với Trung Quốc[23].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phong_trào_sinh_viên_Hoa_Hướng_Dương http://www.bbc.com/news/world-asia-26641525 http://www.bbc.com/news/world-asia-26743794 http://edition.cnn.com/2014/03/19/world/asia/taiwa... http://edition.cnn.com/2014/03/26/world/asia/taiwa... http://abcnews.go.com/International/wireStory/chin... http://blog.minhnd.com/2014/03/bai-phat-bieu-cua-t... http://sinosphere.blogs.nytimes.com/2014/03/22/as-... http://www.reuters.com/article/2014/03/23/us-taiwa... http://www.taipeitimes.com/News/front/archives/201... http://www.taipeitimes.com/News/front/archives/201...